Gác bút
Văn phòng tứ bảo trước kia được hiểu là tức là bốn thứ quý dùng trong thư phòng gồm: bút, nghiên, giấy và mực. Tuy nhiên, quan niệm này cũng chỉ mang tính chất tương đối và ước lệ tùy theo cảm nhận của mỗi người. Về sau, “văn phòng tứ bảo” được hiểu rộng hơn tới các vật dụng liên quan khác như: chặn giấy, ống bút, gác bút, thủy trì…
Gác bút được chế tác từ đá ngọc, có màu trắng đục và màu sắc không đều nhau.
Gác bút có dáng thấp và dài rất giống hình ngọn núi (giả sơn), độ dày, mỏng của gác bút không đồng đều. Mép trên và ở giữa thân được khoét rất nhiều lỗ tròn nhỏ để gác bút. Các lỗ tròn này được khoét chồng chéo nhau.
Mặt trước gác bút có khắc một tượng người chống gậy và một con chim. Tượng ông già chống gậy có dáng nhỏ, râu dài, một tay đang chống gậy. (đề tải tùng – hạc) Tượng chim có dáng nhỏ. Mặt sau được khắc nhiều lỗ lồi lõm khác nhau.
Đây là vật thuộc văn phòng tứ bảo, dùng trong thư phòng tại cung đình triều Nguyễn, do ngự xưởng chế tạo vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.