Hốt ngọc (Ngọc như ý)
Hốt ngọc (ngọc như ý) được làm bằng đá ngọc màu xanh nhạt, phần trên có hình lá đề, chạm hình dơi dang cánh và mây. Xung quanh lá đề có diềm nổi, hai đầu xoắn ốc. Trên mặt có khắc bài thơ “Ngự chế” bằng chữ Hán gồm 8 dòng, mỗi dòng 5 chữ, ngoài ra có hai dòng chữ Hán viết bằng son đỏ.
Phiên âm:
Xảo tượng trác kinh ngọc
Nhã kham hiệu ác quân
Hàm chương tuân viễn tục
Đặc đạt huýnh siêu quần
Vị đạo như khả ấp
Bảo quang ý bất phân
Hề xưng vi thứ sử
Tạ dụng chỉ tam quân.
Bên phải Đồng Khánh thân tứ (Vua Đồng Khánh ban tặng; Bên trái “… Thần Nguyễn Hữu Độ”
Hốt có thân cong, mặt cắt ngang hình chữ nhật. Trên mặt trước của thân có khắc đường chỉ chìm. Phần chuôi hốt ngọc vát nhọn, có chạm nổi hình lá đề cách điệu; cuối có lẽ để treo dây tua (đã mất).
Theo nội dung ghi chép: Chiếc hốt ngọc ngày được vua Đồng Khánh (1886-1889) ban tặng cho đại thần Nguyễn Hữu Độ (1813-1888) – người từng giữ chức Kinh lược Bắc kỳ, đồng thời là bố của chính phi “Phụ Thiên Thuần Hoàng Hậu” Nguyễn Hữu Thị Nhàn – vợ vua Đồng Khánh.
Hốt ngọc (ngọc như ý) làm đại diện cho quyền lực và địa vị của mình trong triều đình. Ý nghĩa của Hốt ngọc (ngọc như ý) là là pháp khí quan trọng mà quan lại thời phong kiến thường dùng để thể hiện quyền uy, địa vị của mình trong triều đình. Hốt cũng có ý nghĩa thể hiện sự giàu có của gia đình và cầu mong sự sự phát triển ổn định, vững bền. Hốt thường được các quan lại dùng trong trưng bày tại gia đình hoặc cầm khi vào cung thiết triều.