ANG
– Chất liệu: Xi măng cốt thép.
– Hình dạng và kích thước: Hình nón cụt; cao 57cm, đường kính miệng 55cm, đường kính đáy 37cm.
– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; năm 2007.
Nội dung hiện vật
Ang là vật dụng thường dùng để chứa nước sinh hoạt của người dân trước đây.
Ang này có nguồn gốc từ gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Toan (sinh năm 1894, quê quán Quảng Nam), vào Đà Lạt sinh sống từ năm 1930. Vì thiếu đồ đựng nước, gia đình mẹ đã đúc ra chiếc ang này để dùng. Để làm được chiếc Ang này, họ phải đắp một ụ cát, sau đó đan các thanh sắt xung quanh, rồi kết gỗ bên ngoài làm khuôn, sau cùng mới đổ xi măng cát, sỏi. Ang có hình nón cụt (phần đáy bé hơn và to dần về miệng ang), dưới đáy có 3 chân.
Năm 1941, bà Huỳnh Thị Nhị (là con dâu của mẹ Toan), theo chồng vào Đà Lạt sinh sống, mở quán bán mì quảng. Bà và gia đình sử dụng chiếc Ang này để đựng nước nấu đồ ăn, làm mì bán nuôi mẹ chồng và chồng hoạt động cách mạng.