NỒI ĐỒNG

– Chất liệu: Đồng.
– Hình dạng: Thành đứng, hơi loe nhẹ; vai xiên; đáy lồi; có 2 tai tròn hai bên vai.
– Kích thước: Đường kính mặt 14cm; chiều cao 11cm; chu vi bụng 59,5cm.
– Kỹ thuật chế tác: Gò thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Thành phố Đà Lạt, năm 2010.

Nội dung hiện vật

Nồi đồng không chỉ là vật dụng để nấu ăn, mà còn mang nhiều dấu ấn văn hóa. Gia đình nào cũng cố sắm cho mình bộ nồi đồng để nấu ăn. Cơm nồi đồng là ký ức nuôi lớn bao thế hệ ngày xưa,  

Chiếc nồi đồng này có nguồn gốc từ gia đình ông Dương Văn Sừng (sinh năm 1890, quê quán Thừa Thiên – Huế) và bà Lê Thị Triển (sinh năm 1902, quê quán Quảng Nam). Năm 1924, gia đình hai ông bà chuyển vào Đà Lạt sinh sống đã mang theo chiếc nồi đồng dùng nấu cơm cho gia đình.

Chiếc nồi đồng này kích thước nhỏ gọn (nấu cơm đủ cho 2 người ăn), dễ mang theo khi di chuyển, nên ông bà đã mang từ Huế vào Đà Lạt và sử dụng trong suốt những năm của thế kỷ XX.