BÀN DẬP

– Chất liệu: Gỗ.

– Kích thước: Dài 30cm, rộng 7cm.

– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.

– Địa điểm và thời gian sưu tầm:?

Thông tin hiện vật

Bàn dập là một công cụ bằng gỗ dùng làm gốm của người Chu Ru ở tỉnh Lâm Đồng.

Khi muốn làm gốm, người Chu Ru đào đất sét về phơi khô. Sau đó, họ dùng chày giã nhỏ, sàng kỹ bằng rổ tre để loại bỏ tạp chất, chỉ giữ lại phần bột đất mịn. Kế đến, họ nhào trộn bột đất với nước cho thật nhuyễn, đến mức dẻo mịn, rồi ủ thêm vài ngày cho “đất chín” mới vê thành từng khối dài để nặn gốm. Nghệ nhân đặt khối đất đã nhào kỹ lên bàn gỗ cố định và tạo hình sản phẩm hoàn toàn bằng tay. Tay trái đỡ bên trong, tay phải cầm Bàn dập đập liên tục vào mặt ngoài sản phẩm để tạo hình thật cân xứng.

Sau đó, nghệ nhân dùng các công cụ khác tạo độ dày mỏng, làm nhẵn bề mặt,hay tạo một số hoa văn đơn giản để trang trícho sản phẩm. Hoa văn thường là các đường vạch chạy song song, được nghệ nhân dùng đầu thanh tre ấn liên tiếp vào thân gốm tạo nên những nét chìm sâu…

Tạo hình xong, nghệ nhân đem cốt gốm phơi cho thật khô, chỉnh sửa lại lần cuối cho thật vừa ý, rồi sắp xếp các sản phẩm giữa một khoảng đất trống ngoài trời. Cuối cùng, họ chất củi, rơm xung quanh các sản phẩm rồi nổi lửa lên đốt. Sản phẩm nung trong lửa từ chập tối đến quá nửa đêm một chút thì mẻ gốm hoàn tất.

Danh mục: ,