CÂY ĐÂM CÁ
– Chất liệu: Sắt.
– Màu sắc: Nâu đen.
– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, năm 1980.
Nội dung hiện vật
Cây đâm cá là một trong những vật dụng khá phổ biến trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên nói chung và người Cơ Ho nói riêng.
Vào mùa mưa, người Cơ Ho thường bắt cá ở các con sông, suối, hồ quanh môi trường sống. Họ đánh bắt cá bằng nhiều cách. Đàn bà bắt cá bằng rổ xúc cá, đặt lờ, đó, nơm. Đàn ông thì thả lưới, quăng chài, dùng cần câu hoặc cây đâm cá.
Cây đâm cá có dáng nhỏ, dài, mũi nhọn và sắc, ở đầu mũi nhọn có 2 ngạnh để giữ cá lại khi bị đâm không giãy thoát ra được.