CHẢI TRANH
– Chất liệu: Tre.
– Kích thước: Chiều dài 31cm, chiều rộng 6.2cm.
– Hình dạng: Hình cánh cung.
– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, năm 1986.
Nội dung hiện vật
Chải tranh là dụng cụ của dân tộc Mạ, dùng để chải tấm tranh khi lợp mái nhà. Chải tranh thường được làm bằng tre nứa, đầu thanh nang được vót nhọn, cột vào nhau bởi cật của tre theo hình quạt, tay cầm được uốn cong và thắt eo cho dễ cầm khi sử dụng.
Tấm tranh lợp mái nhà được làm từ cỏ tranh, phơi khô và đan thành từng tấm. Mỗi khi lợp mái nhà mới, hoặc thay mới lại mái tranh, người Mạ dùng cái chải tranh để chải đều, kín mái tranh, tránh bị mưa dột hoặc ánh nắng rọi vào nhà.