GÙI
– Chất liệu: Lồ ô, mây.
– Màu sắc: Vàng nâu.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng; năm 2002.
– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.
– Hình dạng: Trụ có đáy.
Nội dung
Gùi là vật dụng để đựng rất phổ biến và tiện lợi của người Cơ Ho ở tỉnh Lâm Đồng. Chiếc gùi là một trong những sản phẩm tiêu biểu của nghề đan lát, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người đan trong từng công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu hoàn thiện sản phẩm.
Nguyên liệu làm gùi thường được khai thác từ thiên nhiên ở các đồi núi quanh địa bàn cư trú, bao gồm các loại cây thuộc họ tre (tre, nứa, lồ ô…), các loại dây leo (mây, cói, dây rừng…) có độ dai rất tốt để làm đế gùi hoặc dây quai gùi. Gùi có nhiều kích cỡ và kiểu cách khác nhau phù hợp với tính năng sử dụng.
Đây là chiếu gùi có kích cỡ nhỏ, được đan tỉ mỉ và công phu với những họa tiết đẹp mắt. Hoa văn trên gùi được đan hình chữa V (hình gấp khúc cùi chỏ) mà người Cơ Ho gọi là “Băng cha kiang”.
Mỗi chiếc gùi là kết quả của một quá trình lao động, có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, theo quan niệm của người Cơ Ho.