KHUÔN HẠT CHUỖI

– Chất liệu: Tổng hợp.
– Màu sắc: Xám bùn.
– Hình dạng: Miệng hình phễu.
– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, năm 2002.

Nội dung hiện vật

Khuôn hạt chuỗi của ông Ya Quân, thợ bạc người Chu Ru ở thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Người Chu Ru làm bạc theo phương pháp thủ công truyền thống. Sau khi vo sáp ong thành những hạt chuỗi mẫu, họ sẽ nhúng chúng vào hỗn hợp sền sệt gồm phân trâu, đất gò và đất sét hòa trộn trong nước. Sau đó đem phơi nắng cho khô, rồi lại nhúng vào hỗn hợp thêm nhiều lớp nữa cho có độ dày đúng yêu cầu để làm thành khuôn hạt chuỗi. Khuôn hạt chuỗi phải nhúng vào hỗn hợp và phơi nhiều lần hơn khuôn vòng và nhẫn.
Mỗi khuôn thường có ba hạt, phía đầu khuôn gắn một phễu nhỏ bằng lá dứa rừng làm nơi đổ bạc nóng chảy vào. Khuôn rất dễ gãy nên phải được bảo quản cẩn thận. Khi đổ bạc nóng chảy vào khuôn, đòi hỏi người thợ bạc phải có kinh nghiệm để không bị lấp mất lỗ xâu hạt.

Danh mục: ,