KHUÔN NHẪN
– Chất liệu: Tổng hợp.
– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.
Thông tin hiện vật
Khuôn nhẫn là chiếc khuôn tạo hình chiếc nhẫn trong nghề đúc nhẫn bạc của người Chu Ru ở Lâm Đồng.
Khuôn nhẫn được làm bằng đất và phân trâu, bò. Đấtlà một trong những chất kết dính quan trọng trong quá trình tạo khuôn nhẫn. Đất được chọn là loại đất sét vàng, không có tạp chất, hoặc đất lấy từ gò mối, vì các loại đất này rất dẻo, chịu được nhiệt độ cao, không bị nứt vỡ trong quá trình chế tác.Các nghệ nhân thường lấy các loại đất này về đập nhỏ, phơi khô để dành, khi chế tác thì có đất để sử dụng ngay. Phân trâu, bò cũng là nguyên liệu quan trọng,là thành phần chính trong quá trình tạo khuôn. Nghệ nhân thường sử dụng phân tươi (tức phân do trâu, bò mới thải ra), được chọn từ những con trâu, bò khoảng một năm tuổi. Phân trâu, bò trong thời kỳ này có độ kết dính tốt nhất;nếu trâu, bò quá non thì độ kết dính của phân không cao, khuôn dễ bị vỡ; nếu trâu, bò quá già thì phân có nhiều xơ, bã,làm cho bề mặt sản phẩm đúc không mịn và hoa văn không sắc nét.
Các mẫu nhẫn làm bằng sáp ong, sau khi hoàn thành được nhúng vào hỗn hợp (gồm phân trâu, bò trộn đều với đất sét và nước), sau đó phơi khô vàlặp lại nhiều lần để tạo độ dày thích hợp cho khuôn nhẫn. Phía trên các khuôn nhẫn được nối với nhau bằng một chiếc phễu làm bằng lá dứa rừng, đây là nơi bạc nấu chảy sẽ được đổ vào. Sau khi khuôn nhẫn đủ độ dày, nghệ nhân hơ khuôn nhẫntrên lửa cho các mẫu nhẫn sáp bên trong chảy ra, hoàn thành việc tạo khuôn nhẫn.
Bạc nấu chảy sẽ được đổ vào trong các khuôn nhẫn, sau đó nhúng khuôn nhẫn vào nước lạnh.Bóc bỏ khuôn nhẫn, nghệ nhân thu được các mẫu nhẫn thô để tiếp tục công đoạn tu chỉnh (mài, đánh bóng, gắn hạt…) làm đẹp cho các sản phẩm này.