NẠO GỐM

– Chất liệu: Cật tre và sợi cước.
– Màu sắc: Vàng nhạt.
– Kích thước: Dài 54cm.
– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Xã P’Róh, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, năm 1986.

Nội dung hiện vật

Nạo gốm là một trong những vật dụng làm gốm của người Chu Ru ở Lâm Đồng, thường làm bằng một thanh cật tre (hoạc cắt từ miếng tôn), uốn tròn như chiếc vòng đường kính từ 5 – 10cm, bản mỏng và rộng từ 2 – 2.5cm.
Sản phẩm gốm thường là các loại nồi đất được nặn bằng tay theo phương pháp thủ công truyền thống. Khi nặn xong sản phẩm gốm thô, người ta dùng dụng cụ nạo gốm để nạo, tạo độ dày, mỏng cho sản phẩm. Sau đó, họ dùng một miếng giẻ ướt và trái tràm để làm nhẵn mặt gốm, rồi đem phơi nắng để có độ cứng tương đối và giúp sản phẩm không bị nứt khi gặp nhiệt độ cao đột ngột trong khi nung.

Danh mục: ,