NỒI ĐẤT

– Chất liệu: Đất nung.

– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.

– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Huyện Đơn Dương, tình Lâm Đồng; năm ?

Thông tin hiện vật

Người Chu Ru ở Lâm Đồng có nghề thủ công truyền thống làm đồ gốm, với các sản phẩm chủ yếu như nồi, tô, bát…, không chỉ phục vụ thiết thực cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn để trao đổi, buôn bán với các dân tộc khác.

Hàng năm, vào mùa khô, từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 3 năm sau cũng là thời điểm nông nhàn, các gia đình Chu Ru tất bật làm đồ gốm. Đàn ông đi gùi đất sét, kiếm củi, đốt lửa nung gốm. Phụ nữ thì gò lưng nhào đất, nặn gốm.  Trong quy trình làm đồ gốm, phụ nữ chuyên trách khâu chọn đất tốt, đàn ông thì gùi đất về.

Trước khi đi lấy đất sét nguyên liệu, bao giờ nghệ nhân Chu Ru cũng phải chuẩn bị lễ vật, gồm một choé rượu cần, một con gà hoặc lợn, một chiếc khăn thổ cẩm để xin phép Thần Đất. Nếu một gia đình không đủ tiềnsắm lễ vật thì nhiềugia đình sẽ góp chung với nhau,miễn có lễ vật là được. Theo quan niệm của người Chu Ru, việc lấy đất chỉ được thực hiện khi cơ thể sạch sẽ, tâm hồn thảnh thơi, bởi nếu không, các đồ gốm làm ra sẽ xấu hoặc bị nứt vỡ, do thần linh quở trách.

Kỹ thuật chế tác đồ gốm của đồng bào Chu Ru khá đơn giản, họ không dùng bày xoay mà chỉ dùng đôi bàn tayđể tạo hình sản phẩm. Dụng cụ chế tác đồ gốm cũng hết sức đơn giản: một chiếc vòng bằng tre hoặc thiếc, một miếng gỗ nhỏ, một quả trám rừng, một miếng vải.

Nồi đất này là sản phẩm chủ yếu của nghề làm gốm. Nồi có hình dạng: miệng nhỏ, mép miệng bo tròn, vai xuôi, thân nồi phình to, không có đế.

Các sản phẩm gốm của người Chu Ru để sử dụng và trao đổi chiêng, choé, thổ cẩm, lúa, gạo…với người Mạ, người Cơ Ho và các dân tộc khác. Cách thức trao đổi, mua bán trước đây cũng rất đơn giản, chỉ mang tính ước lượng tương đối.

Categories: ,