QUẢ BẦU KHÔ

– Chất liệu: Mộc.
– Màu sắc: Nâu vàng.
– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Xã Đạ Long, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; năm 1985.

Thông tin hiện vật

Quả bầu khô là vật dụng gắn bó không thể thiếu trong đời sống của người đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và người Cơ Ho ở Lâm Đồng nói riêng.Họ thường dùng những quả bầu khô được chế tác khéo léođể đựng nước và nhiều việc khác như đựng rượu, đựng hạt giống…

Quy trình làm quả bầu khô gồm 3 giai đoạn: làm sạch ruột, tạo màu cho vỏ bầu khô và đánh bóng sản phẩm. Đầu tiên, họ sẽ chọn những quả bầu khô có hình dáng và kích thước đẹp, phù hợp với từng loại vật dụng định chế tác, mang phơi nắng từ một đến hai tuần. Sau khi khoét miệng quả bầu, họ mang quả bầu ngâm xuống nước hoặc bùn, trong vòng 1 đến 2 tháng,để phần ruột tróc ra. Sau đó, bầu được lấy lên súc sạch hoàn toàn phần ruột và khử mùi. Vỏ bầu tiếp tục được mang ra phơi nắng hoặc hong gác bếp để tránh mối mọt, có độ bền, không thấm nước…Sau đó quả bầu khô sẽ được tạo màu (màu vàng bóng bằng cách phơi nắng, màu đen nâu bằng những chất liệu từ lá cây rừng, treo gác bếp…). Vỏ bầu khô thường được làm thành các vật dụng, như đồ đo lường, chế tác nhạc cụ, vật dụng trong các nghi lễ…

Quả bầu khô không chỉ là một vật dụng, mà còn là một sản phẩm sáng tạo trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Quả bầu khô gắn bó với mỗi người từ khi còn thơ ấu cho đến khi trưởng thành rồi già đi, có khi nó cỏn được trao gửi lại cho con cháu.

Danh mục: ,