TẤM ĐẮP
– Chất liệu: Vải thô.
– Màu sắc: Trắng ngà.
– Hình dạng và kích thước: Chữ nhật; dài 1m50, rộng 25cm.
– Kỹ thuật chế tác: Dệt thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; năm 1975.
Thông tin hiện vật
Tấm đắp dùng để đắp giữ ấm, là một trong những sản phẩm dệt truyền thống của người Mạ ở Lâm Đồng. Trước đây, người Mạ dệt vải, tạo ra các sản phẩm như váy, áo, khố, tấm đắp đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp của gia đình và dùng trao đổi hàng hóa trong cộng đồng dân tộc mình cũng như với các dân tộc khác.
Tấm đắp được dệt từ sợi bông theo phương thức thủ công truyền thống, có nhiều hoa văn khác nhau mang tính thẩm mỹ cao. Chúng thường được ghép từ 3 miếng vải để có kích thước dài khoảng 1,5 – 2m và rộng khoảng 2m.
Hoa văn trên thổ cẩm của người Mạ khá đa dạng và độc đáo, thường thể hiện những vật quen thuộc hàng ngày như cán xà gạt, chóe rượu, cây cỏ, chim muông…, được tạo hình sinh động bằng trí tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo léo của nghệ nhân.