THUYỀN ĐỘC MỘC
– Chất liệu: Gỗ.
– Màu sắc: Nâu đen.
– Kích thước: Dài 5,84m; rộng 0,72m.
– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Xã Buôn Go, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng; năm 1985.
Thông tin hiện vật
Người Mạ sống ven sông Đồng Nai thường sử dụng thuyền độc mộc để vận chuyển, lưu thông trên sông suối. Việc sử dụng thuyền độc mộc chỉ phổ biến đối với đàn ông, phụ nữ ít người tham gia.
Thuyền độc mộc được làm từ một thân cây gỗ lớn nguyên vẹn, thường là những loại cây gỗ nhẹ, dai, ít nứt và chịu được nước, như gỗ sao, dâu… Cách chế tác thuyền duy nhất của người Mạ là dùng rìu và lửa. Người chế tác dùng rìu đẽo thân cây theo hình dáng định sẵn. Họ đẽo phần rỗng bằng cách vừa đẽo vừa đốt lửa, đẽo tới đâu đốt tới đó. Sau khi đẽo phần rỗng phía trong của thuyền xong, thì họ đẽo và đốt lửa tạo dáng cong của hai đầu mui thuyền.
Kỹ thuật làm thuyền độc mộc rất khó, phần vỏ thuyền vừa phải mỏng nhưng vừa phải đảm bảo chắc chắn để có thể chịu được sức va đập của thác ghềnh. Vì vậy, làm thuyền độc mộc đòi hỏi sự khéo tay và tỉ mỉ, kì công, nên rất ít người làm được.