BỨC THÊU HÌNH BẢN ĐỒ VIỆT NAM (CỦA ĐỒNG CHÍ HUỲNH CHÍN)
– Chất liệu: Vải.
– Kích thước: 93 x 30cm.
– Hình dạng: Hình chữ nhật.
– Màu sắc: Nhiều màu, vải màu xanh da trời.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Nhà đồng chí Huỳnh Chín, số 10 Phan Đình Phùng, Đà Lạt, ngày 9/11/1975
Thông tin hiện vật
Năm 1966, trên đường đi công tác, đồng chí Huỳnh Chín bị địch bắt, tạm giam tại nhà lao Đà Lạt. Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, địch truy phá rất nhiều cơ sở của ta, do đó tư tưởng anh em trong nhà lao dao động mạnh, tinh thần giảm sút. Trước tình hình đó, đồng chí Huỳnh Chín đã viết một số tài liệu với hai chủ đề là “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và “Ta nhất định thắng, Mỹ nhất định thua” và đồng chí Huỳnh Chín đã thêu bức hình bản đồ Việt Nam xung quanh có hoa hồng (hình bản đồ do đồng chí Chín vẽ, viền hoa xung quanh do đồng chí Nguyễn Văn Hai (tự Xuân) vẽ). Mục đích của bức thêu này là để củng cố và giáo dục bản thân, động viên giáo dục anh em trong nhà lao, gởi về gia đình tạo thêm niềm tin đối với sự nghiệp cách mạng.
Bức thêu này được đồng chí Huỳnh Chín thêu trong 25 đêm liên tục, từ khoảng 23 giờ khuya đến 2 giờ sáng hôm sau. Bức thêu mang ý nghĩa “Nước Việt Nam nhất định độc lập, dân tộc Việt Nam nhất định thắng, vinh quang Việt Nam nhất định chói ngời”.