CON DẤU VÀ HỘP MỰC THẤM

– Kích thước:
+ Con dấu cao 7cm, đường kính 3,5cm.
+ Hộp mực cao 10,5cm, đường kính 7,5cm.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Trường Đoàn tỉnh Lâm Đồng, năm 1978.

Thông tin hiện vật

Trong lịch sử, con dấu ra đời và sử dụng từ khi có nhà nước. Khi nhà nước ra đời, văn bản, giấy tờ được sử dụng như một công cụ truyền đạt thông tin và mang chức năng quản lý nhà nước. Nếu chỉ có văn bản không thì không đủ thể hiện giá trị cũng như tầm quan trọng của thông tin, nên con dấu ra đời có chức năng giúp mọi người nhận biết văn bản nhà nước.

Năm 1971, phong trào đấu tranh chính trị tại Đà Lạt lan rộng, Tổng đoàn học sinh được thành lập, hoạt động dưới sự lãnh đạo và chủ trương của cách mạng. Để tăng thêm uy thế của tổ chức, Tổng đoàn học sinh Sài Gòn đã khắc một con dấu dùng cho Tổng đoàn học sinh Đà Lạt ngay từ năm 1971 và đồng chí Trần Bình Dũng (Chủ tịch Tổng đoàn học sinh Đà Lạt) đã trực tiếp đi nhận về. Chính con dấu và hộp mực này đã được sử dụng đóng dấu vào những truyền đơn, tài liệu, thông cáo… do Tổng đoàn phát hành từ năm 1971 cho đến ngày giải phóng.