MÁY QUAY RONÉO

– Chất liệu: Kim loại.
– Kích thước: Dài 42cm; ngang 27cm; cao 36cm.
– Màu sắc: Xám.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Chùa Linh Sơn, Đà Lạt, tỉnh lâm Đồng; tháng 11 năm 1975.

Thông tin hiện vật

Kỹ thuật in ronéo thường được sử dụng từ trước năm 1975 ở miền Nam và còn thịnh hành cho đến những năm 80 – 90 của thế kỷ XX. Thường để in chữ, người ta lắp một tờ giấy stencil (còn gọi là giấy sáp) vào máy đánh chữ. Giấy stencil có 3 lớp kết dính với nhau: lớp thứ nhất (lớp sáp) để khi gõ bằng máy đánh chữ thì tạo “chữ thủng” trên giấy; lớp thứ hai là lớp giấy than để làm nổi chữ khi đánh máy; lớp thứ ba là giấy bìa để giữ tờ stencil không chạy lệch. Đầu tiên, người ta đánh máy chữ để tạo “chữ thủng” lên giấy stencil. Tiếp theo, lắp giấy stencil (lớp sáp) lên máy quay ronéo, rồi quay và đếm số tờ in ra. Người đánh máy chữ phải rất cẩn thận, khôngđược sai sót để khỏi hư tờmẫu in stencil. Khi in ronéo cũng phải chú ý để giấy in ra không bị nhòe chữ, xiên xẹo, gấp nếp…

Máy quay ronéo này do hai nhà sư chùa Linh Sơn là Thích Bích Nguyên và Thích Đạo Quang mang từ Sài Gòn về, vào năm 1963. Máy có xuất xứ từ Tây Đức, là hàng viện trợ cho chế độ Việt Nam Cộng hòa. Máy được chùa Linh Sơn sử dụng không chỉ để in kinh sách, mà còn in tài liệu, truyền đơn, báo chí, nhằm tuyên truyền, giác ngộ nhân dân đấu tranh chống Mỹ – ngụy, nhất là phong trào đấu tranh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Địch đã nhiều lần lùng sục, lục lọi trong chùa, nhưng không phát hiện được. Máy quay ronéo được sử dụng bí mật cho đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.