THÙNG PHUY GIẤU GẠO TIẾP TẾ CHO CÁCH MẠNG
– Chất liệu: Kim loại (Tôn).
– Kích thước: Cao 64cm, Đường kính 37cm.
– Màu sắc: Màu nâu rỉ.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Thôn Tân Lập, xã Di Linh, huyện Di Linh, ngày 17/8/1976.
Thông tin hiện vật
Thùng phuy giấu gạo tiếp tế cho cách mạng của bà Đoàn Thị Quảng, bằng kim loại (tôn) dùng để chứa gạo trong gia đình. Tháng 11/1972, bà Quảng đem chôn thùng phuy này trong nhà để chứa gạo chuẩn bị cho cho quân ta tấn công vào ấp (việc này được anh Đoàn Đức Ngọc, con của bà báo để bà chuẩn bị). Tuy nhiên, do kế hoạch bị lộ nên cuộc tấn công không thực hiện được.
Tình hình lúc bấy giờ là ta và địch tranh chấp vùng. Đến ngày 27/03/2973, anh Đoàn Đức Ngọc được lệnh vào Di Linh công tác, sau đó bị địch phục kích và đã anh dũng hy sinh (Sau ngày giải phóng, anh Đoàn Đức Ngọc được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam).
Sau ba tháng anh Ngọc hy sinh, bà Quảng đã lấp thùng phuy lại cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà đào lên và tặng cho Bảo tàng Lâm Đồng.