VẬT CHẶN NƯỚC VÕNG
– Chất liệu: Nhôm.
– Kích thước: Dài 3,7cm, rộng 1,6cm, dày 1cm, đường kính lỗ xâu 0,8cm.
– Màu sắc: Trắng.
– Hình dạng: Hình bình hành, có hai lỗ tròn ở trên thân.
– Kĩ thuật chế tác: Thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Phường 2, thành phố Đà Lạt, ngày 20/11/2009.
Thông tin hiện vật
Cặp chặn nước võng dùng để chặn nước mưa, của ông Nguyễn Hòa. Móc võng gồm 2 chiếc, dùng để móc vào 2 đầu võng. Móc võng có 2 lỗ xâu, 1 lỗ buộc vào đầu võng, lỗ còn lại buộc dây để buộc vào thân cây. Trên thân, giữa 2 lỗ có làm khe để nước mưa không chảy vào võng, giữ cho đầu võng khô, không bị mưa làm mủn, đứt. Móc võng được bộ đội sáng chế năm 1964. Năm đó, đoàn Bình Thuận lên họp ở Quân khu VI tại Cát Tiên đã tặng cho ông Hòa và ông luôn mang theo trong suốt thời gian hoạt động cách mạng.
Ông Nguyễn Hòa sinh năm 1932 tại Tuy An, Phú Yên. Tháng 01/1950, ông Nguyễn Hòa vào bộ đội, thuộc Tiểu đoàn 365 (tiền thân của 840 sau này), Trung đoàn 830 – trung đoàn chủ lực Liên khu V. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, thuộc Trung đoàn 830, Sư đoàn 34. Năm 1958, ông về sư đoàn 330 (sư đoàn Nam Bộ) giữ chức Đại đội phó (đóng tại Thanh Hóa). Năm 1960, ông vào Nam chiến đấu, giữ chức Đại đội trưởng. Từ 1964 – 1966, ông Nguyễn Hòa làm cán bộ tác chiến, Trưởng Ban Quân sự huyện Bù Đăng, Đồng Xoài, Phước Long (nay là Bình Phước). Năm 1966, ông về làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 840. Tới năm 1967, ông về Tiểu đoàn 482 và giữ chức Tiểu đoàn trưởng. Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, ông làm Thị đội trưởng kiêm Tiểu đội trưởng đội đặc công biệt động của Phan Thiết. Đầu năm 1970, ông làm Phó Ban Tác chiến quân khu VI, kiêm Bí thư Bộ Chỉ huy. Năm 1975, ông giữ chức Phó Ban Tham mưu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông Hòa được Nhà nước tặng thưởng 13 Huân chương và 1 Quân kỳ Quyết thắng.