RÌU CÓ VAI
– Chất liệu: Đá phiến (màu xám xanh).
– Kích thước: Dài 11,8cm; rộng lưỡi 5,7cm; dày 1,3cm.
– Kỹ thuật chế tác: Ghè, đẽo, mài.
– Niên đại: Cách ngày nay khoảng 3.000 – 3.500 năm.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Xã Lộc Ngãi, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng; năm 1996.
Thông tin hiện vật
Rìu đá này được người dân tình cờ phát hiện tại xã Lộc Ngãi (thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng). Tại Lâm Đồng, loại hình rìu đá tương tự được người dân phát hiện rải rác trong quá trình canh tác.
Đây là loại rìu có vai, được mài nhẵn toàn thân. Rìu có đốc dài, các cạnh vuông vắn, tiết diện ngang hình chữ nhật. Lưỡi rìu ngang, mài vát một mặt; hai vai vuông đều, ngang bằng nhau. Rìu được chế tác bằng loại đá màu xanh xám, bề mặt bị phong hóa theo thời gian. Đây là loại rìu ít gặp trong các sưu tập của các di chỉ khảo cổ học tiền sử vùng hạ lưu sông Đồng Nai, nhất là độ mỏng và chiều ngang của lưỡi.
Rìu đá là công cụ đá của người tiền sử, dùng trong lao động sản xuất, thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới, có niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 – 3.500 năm.