GỖ HÓA THẠCH
Gỗ hóa thạch do quá trình cây gỗ bị chôn vùi trong phần nham thạch hoặc dưới lòng đất qua hàng triệu năm. Trải qua quá trình biến đổi địa chất, các loại cây bị chôn vùi xuống lòng đất và hóa đá. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là những khu vực đất có chứa Silic, chúng sẽ ngấm vào các thớ gỗ, khiến cho gỗ cứng như đá.
Gỗ hóa thạch được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới như Indonesia, Australia, Hoa Kỳ, Myanma, Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đức, Ecuador, Ai Cập, Hy Lạp, Libya… Tại Việt Nam, Gỗ hóa thạch được tìm thấy ở Lạng Sơn, Tây Nguyên, Phú Yên…
Gỗ hóa thạch trông có vẻ giống như cây gỗ, nhưng khi chạm tay vào sẽ cảm thấy độ mát lạnh. Nhìn qua kính hiển vi, sẽ thấy có những vòng sinh trưởng của thân gỗ, những cấu trúc tế bào cực kỳ tinh vi và có những họa tiết thứ cấp nhìn giống như những đường phân chia trên đá Mã não hay đá Ngọc bích. Cây hóa thạch có độ cứng 7 (theo thang độ Mohs).
Gỗ hóa thạch được hình thành với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng thường gặp nhất là: xám, xám trắng, cam, đỏ, vàng, đen nâu, phớt đen… Màu sắc Gỗ hóa thạch thường không cố định một màu, mà thường hòa quyện bởi nhiều màu, tạo nên một sắc thái đặc biệt, là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Người ta cho rằng, Gỗ hóa thạch mang nguồn năng lượng dương tích cực, mạnh mẽ, có thể áp chế, loại bỏ năng lượng xấu. Vì vậy, theo phong thủy, Gỗ hóa thạch được sử dụng giúp cho người sử dụng có thể tránh được những rủi ro, đem lại may mắn trong cuộc sống.
Gỗ hóa thạch không chỉ tốt cho phong thủy, nó còn được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Ở Việt Nam, Gỗ hóa thạch được sử dụng để trưng bày ở dạng thô nguyên thủy, làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức như mặt dây chuyền, vòng tay, nhẫn, ngọc bội…