NGŨ SẮC

Ngũ sắc, còn có tên là Tương tư mỏ đỏ, tên khoa học là Leiothrix Lutea, họ Chim chích.

Chim Ngũ sắc phân bố nhiều ở miền Nam châu Á. Trong nước, loài chim này phân bố ở những nơi có khí hậu mát mẻ, không khí thoáng đãng, như Đà Lạt và các tỉnh miền Bắc.

Chim Ngũ sắc to hơn chim Sẻ một chút, màu lông của chúng thay đổi phụ thuộc vào từng khu vực sinh sống, nhưng dù là chim trống hay mái cũng đều có ít nhất 5 màu lông. Chim Ngũ sắc sinh sản vào tháng 3 – 7 hàng năm. Loài chim này tới mùa giao phối sẽ kéo lại sống gần nhau thành từng đàn lớn tại các vách núi sâu. Chúng làm tổ rất cẩn thận trong các hang sâu trong núi để tránh những tác động bất lợi bên ngoài. Loài chim này tự làm tổ bằng chiếc mỏ dài nhọn hoắt của chúng và bảo vệ tổ rất tốt. 

Mỗi mùa sinh sản, chim mái sẽ đẻ từ 4 – 6 trứng, màu xanh nhạt. Chim trống làm tổ và kiếm thức ăn về cho chim mái, sẵn sàng đánh đuổi kẻ thù để bảo vệ tổ và chim mái trong giai đoạn ấp trứng. Trứng được ấp khoảng sau 2 tuần sẽ nở. Sau khi nở khoảng 15 ngày, chim con sẽ phải bắt đầu cuộc sống tự lập. 

Tuổi thọ của chim Ngũ sắc phụ thuộc vào môi trường sống cũng như điều kiện sống của nó. Trong điều kiện môi trường sống tốt, cùng với nguồn thức ăn dồi dào và nguồn nước sạch, chúng có thể sống đến 20 năm tuổi. Tuy nhiên, thường trong tự nhiên, tuổi thọ của chúngcó thể giảm xuống chỉ còn 10 – 15 năm, thậm chí chết non vì bị kẻ thù tấn công.

Ngũ sắc trống và mái được phân biệt dựa vào những yếu tố như tính cách, hình dáng, tiếng hót và điệu bộ di chuyển… Chim trống thường có lông dưới cằm màu vàng đỏ. Khung xương đầu của chim trống to hơn so với chim mái. Về tính cách, chim trống thường dữ hơn chim mái, bởi nó cần phải bảo vệ tổ của mình và chiến đấu với kẻ thù. Tiếng hót của chim Ngũ sắc trống có lúc trầm, lúc bổng và luyến láy rõ ràng. Chim mái thường có vóc dáng nhỏ hơn, phần lông cằm có màu vàng nâu, đuôi màu vàng đậm, tính cách có phần hiền hơn, không dữ như chim trống.