CƯA LỌNG

– Chất liệu: Kim loại thép, gỗ.
– Kích thước (cm): Dài 14.
– Tình Trạng: Cũ, nguyên.
– Kỹ thuật chế tác: Thủ công.
– Địa điểm và thời gian sưu tầm: Số 14/2 Trần Hưng Đạo – Phường 10 – Tp. Đà Lạt, năm 1981.

Nội dung hiện vật

Tranh bút lửa du nhập vào Việt Nam khoảng thập niên 70 của thế kỷ XX, được sáng tác bằng chất liệu độc đáo, đẹp mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế, trở thành sản phẩm nghệ thuật hấp dẫn, mang đậm dấu ấn văn hóa của thành phố Đà Lạt.
Tranh bút lửa thường được sáng tác trên loại gỗ tốt, mịn, trắng, không bị nứt, có mùi thơm. Trước đây, người vẽ tranh thường sử dụng gỗ bạch tùng, xẻ ra từng miếng, đem phơi phô và xử lý cho bề mặt gỗ mịn bóng. Hiện nay, do gỗ bạch tùng thuộc nhóm gỗ quý, cấm khai thác nên các họa sĩ chuyển sang dùng gỗ cây lồng mức (cây nha đồng), loại gỗ người xưa thường sử dụng để khắc ván in tranh và sách.
Để làm nên một bức tranh đẹp, thẩm mỹ, nghệ nhân tranh bút lửa đã tự chế tạo ra chiếc cưa lọng hình cung để phục vụ cho việc chạm tranh của mình. Lưỡi cưa rất nhỏ, sắc bén dùng để cắt những mặt gỗ thành các hình dáng khác nhau với những đường nét nhỏ và đẹp (như tạo ra nhánh hoa, chiếc nhẫn,…) trên một bức tranh.

Danh mục: ,