Chim Dù dì
Chất liệu: Da và lông
Kỹ thuật hoàn thiện: Nhồi bông
Kích thước: D: 78 R: 116
Thời gian sưu tầm: 2018
Nội dung
Chim dù dì: phương Đông còn có tên gọi chim cú cá, đây là loài cú mèo lớn phân bố ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và Nam bộ Việt Nam. Tên thông dụng: dù dì phương Đông, cú cá, Bộ: Strigiformes, Họ: Strigidae, Chi: Ketupa (Bubo), Loài: Ketupa zeylonensis (Gmelin, 1788). Khi trưởng thành chim có bộ lông màu nâu hung với các vệt đen hẹp dọc cơ thể và ở phía trên. Mặt bụng hung nâu nhạt có các vằn nâu hẹp với các vệt dài đen nhạt. Hông có vệt trắng rộng, ở bao cánh đôi khi nhìn thấy một dải các vệt trắng nằm ngang, không có đĩa mặt, tròng mắt vàng sẫm hoặc da cam với con ngươi đen, mỏ xám, chân xám không phủ lông.
Chim non giống chim trưởng thành nhưng bộ lông có màu hung nhiều hơn, các vạch nhỏ và mờ hơn, sống ở vùng đồi núi, trong các rừng thưa, rừng gần nguồn nước như suối, đầm lầy,… là những sinh cảnh dễ tìm thấy nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là cá. Chế độ ăn của dù dì phương Đông chủ yếu là cá, ếch và cua nước ngọt. Chim cũng ăn cả tôm hùm đất (crayfish; ở những quốc gia có loài này), rắn, thằn lằn, động vật gặm nhấm và chim nhỏ, thường làm tổ làm ở kẽ đá, hốc cây, và hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
Tổ được xây dựng trong các hốc hoặc chỗ trũng trên cây, gờ đá hoặc bờ suối dốc, thường ở gần nước. Đôi khi chúng cũng tận dụng lại tổ cũ bỏ hoang của các loài chim ăn thịt khác, sống thành đôi, giai đoạn sinh sản vào tháng 11 đến tháng 5 năm sau, mỗi lần đẻ 1-2 trứng. Chim non thường được thấy vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
Dù dì phương Đông có tên trong Sách Đỏ thế giới được xếp vào mức ít quan tâm. Theo IUCN, trong một số trường hợp, dù dì bị nông dân chủ các trang trại cá bắn chết vì xung đột lợi ích vô tình xảy ra khi chúng tìm mồi quanh các khu vực dân cư sinh sống.