Chóe
Ký hiệu hiện vật: 220/S:91
Chất liệu: Đất nung, men
Màu sắc: Nâu.
Kích thước: H: 64xm; Đkm: 24cm, Đkđ: 23cm
Thông tin hiện vật
Chóe là một trong những vật dụng truyền thống rất phổ biến trong đời sống của người Mạ nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung.
Trong đời sống văn hóa của người Mạ, chiếc chóe luôn được coi là một dụng quý giá nhất của gia đình. Chóe được sử dụng với chức năng chính là ủ rượu cần để dùng trong những ngày lễ trọng đại của gia đình, quý tộc hay buôn làng.
Cùng với chiêng, chóe được coi là tài sản quý giá, là một trong những tiêu chí đánh giá sự giàu có của chủ nhà. Chính vì vậy, chóe luôn được người Mạ gìn giữ và truyền từ đời này sang đời khác. Chóe còn được làm vật dụng trao đổi, làm của hồi môn cho con cái khi lập gia đình, hoặc chia theo người chết theo tục “chia của”.
Cũng như phần lớn các dân tộc Tây Nguyên khác, người Mạ không tự mình sản xuất được chóe, vậy nên chúng thường được trao đổi với các dân tộc khác ở những vùng lân cận. Trước đây chóe thường được trao đổi bằng những tài sản giá trị lớn như trâu, bò hoặc lâm thủy sản quý.
Đây là loại chóe có kích thước trung bình, có miệng loe, cổ cao, vai hơi cong, bụng phình nhẹ, thành xiên đáy lồi. Trên vai chóe trang trí 6 tai nhỏ và một dải hoa văn hình hoa lá. Thân trang tró hình chim phượng xen lẫn các biểu tượng hoa cúc; bề mặt phủ men màu nâu nhạt, không đều; men chảy.
Đây có loại chóe lớn có xuất xứ dòng gốm Lái Thiêu, Bình Dương ( do người gốc Hoa sản xuất) được du nhập vào Tây Nguyên khoảng giữa thế kỷ 20.
Loại chóe này được người Mạ mua về ủ rượu cần dùng trong các dịp lễ hội lớn đồng thời làm vật trang trí trong nhà.