CHỒN MƯỚP

Chất liệu: Da
Màu sắc: xám
Kỹ thuật chế tác: Thuộc da
Đặc điểm và trạng thái bảo quản: Nguyên
Kích thước: Dài thân và đuôi: 90cm; Cao: 22cm
Ngày sưu tầm: 20/8/2019

Nội dung

Chồn mướp, tên khoa học là: Vivericula indica, thuộc họ chồn (viveridae), bộ thú ăn thịt (canrivora). Chồn mướp vốn là thú hoang dã sống trong các khu vực rậm có cây bụi thấp ven suối, ven đồi…ngoài tự nhiên vốn có tập tính kiếm ăn đơn độc, chúng chỉ gặp nhau vào mùa sinh sản. Ban ngày chúng trốn tránh và ngủ ngày trong các hang hốc, kẽ đá, ban đêm mới bò ra đi kiếm ăn.

Chồn mướp là thú ăn tạp, thức ăn gồm động lẫn thực vật. Trong tự nhiên, thông thường nó tìm bắt chuột, rắn, ếch, nhái, kỳ nhông, các loại sâu bọ và côn trùng khác nhau hoặc thực vật như: chuối, mãng cầu, đu đủ chín, cà phê chín….Do có móng vuốt sắc, lanh lẹ, khả năng leo trèo linh động nên Chồn mướp có thể leo lên cây bắt chim non, ăn trứng chim.

Mùa động dục của Chồn mướp thường tập trung vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, thời gian mang thai khoảng 85 – 90 ngày, mỗi lứa đẻ từ 1 đến 6 con, tuổi thọ khá cao, có thể sống trên 10 năm.

Chồn mướp có đặc điểm thân hình nhỏ, đuôi dài bằng khoảng chân ngắn, mõm nhọn, tai tròn, hai mắt lớn và cực kỳ tinh anh, có thể nhìn xuyên trong bóng đêm., dọc theo cơ thể phía trên lưng của có các sọc lông màu xám nhạt và trắng.

Chồn mướp phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong đó có ở Lâm Đồng – Việt Nam.