Gạch
Chất liệu: Đất nung
Kích thước: Dài: 18,2cm; rộng: 13,5cm; dày 7,9cm
Màu sắc: Hồng nhạt
Hình dạng:
Kỹ thuật chế tác: Thủ công
Nguồn gốc: Khai quật
Thông tin hiện vật
Gạch được khai quật tại kiến trúc số 3, Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên năm 2001.
Kiến trúc số 3 nằm ở tọa độ 11031’31’’ vĩ bắc và 107024’08’’ kinh đông, cách cụm kiến trúc số 3 về phía nam 25m, cách bờ sông Đồng Nai 25m. Kiến trúc nằm trên một gò đất cao 3,60m so với bề mặt xung quanh, được khai quật năm 2001.
Kiến trúc số 3 khai quật trên hai phần ba diện tích bề mặt gò. Làm xuất lộ hơn hai phần ba kiến trúc đền thờ có bình đồ hình vuông 9,6m x 9,6m. Kiến trúc có phần phía trên đã bị sụp đổ chỉ còn lại phần nền móng và bậc cấp đi lên. Kiến trúc có cửa chính mở về hướng đông, dẫn lên cửa là 5 bậc lát đá phiến được cắt góc vuông vức, mài nhẵn ghép với nhau, ở ba hướng còn lại bắc, tây và nam (giả định, chưa khai quật) được xây bằng gạch.
Trong quá trình khai quật hố trung tâm của kiến trúc đã phát hiện nhiều mảnh vàng có chạm hình động vật, thảo mộc và mảnh vàng khắc ký tự Sanskrit; bệ yoni bằng đá và một số hiện vật đá bán quý kích thước nhỏ nhiều màu sắc. Đặc biệt tại kiến trúc này phát hiện một mảnh vàng lớn chạm rắn Naga được uốn cong thành hình lòng chảo và một lá vàng chạm hình bông sen tám cánh.
Thông qua loại hình kiến trúc và hiện vật thu được các nhà khoa học đã đoán định niên đại của phế tích kiến trúc số 3 vào khoảng thế kỷ VII sau Công Nguyên.
Gạch là vật liệu chính xây dựng duần thể Di tích Khảo cổ Cát Tiên.
Gạch được chế tác từ đất sét hạt mịn, có pha lẫn vỏ trấu. Gạch có màu nâu đỏ, đã được nung với nhiệt độ khá cao.
Hoa văn thể hiện nổi hình dây lá cách điệu. Có thể motip trang trí này được thể hiện trên một mảng tường lớn với nhiều viên gạch ghép lại?
Gạch sử dụng xây dựng các kiến trúc ở Cát Tiên được chế tác hoàn toàn thủ công, nung với nhiệt độ nung khá cao nên gạch khá chắc. Năm 2006 khai quật khu vực Cánh Đồng Bảy Mẫu phát hiện dấu vết của những lò nung gạch. Điều đó khẳng định gạch được sản xuất tại chỗ, được nung trước khi sử dụng làm vật liệu xây dựng các kiến trúc. Các hoa văn trang trí chỉ được gọt đẽo trong quá trình xây dựng, không được chế tác hoa văn theo motip định sẵn.
Niên đại: Thế kỷ thứ VII.