Gạch trụ giới
Chất liệu: Đất nung
Kích thước: Dài:72cm; Rộng:23cm; Dày: 14,5cm
Màu sắc: Màu hồng nhạt
Hình dạng: Hình chữ nhật
Kỹ thuật chế tác: Thủ công
Nguồn gốc: Khai quật
Thông tin hiện vật
Hiện vật được khai quật trong lòng trụ giới kiến trúc số 7, Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên năm 2003.
Kiến trúc số 7 có tọa độ địa lý 11031’30’’ vĩ bắc và 107024’01’’ kinh độ đông, được phát hiện và khai quật năm 2003. Kiến trúc số 7 nằm ở khoảng giữa kiến trúc số 5 và cụm kiến trúc số 6.
Sau khi khai quật, đã xuất lộ toàn bộ một một kiến trúc gạch và đá có bình đồ hình chữ nhật. Quá trình khai quật cho thấy kiến trúc trung tâm có cấu tạo khá phức tạp, không thống nhất giữa phần dưới và phần trên. Được xây dựng trải qua hai giai đoạn: Ban đầu kiến trúc xây dựng với tính chất đền – mộ, trung tâm là một khối trụ vuông xây bằng gạch, xung quanh bên ngoài được lèn bằng đá. Sau này vì lí do nào đó phần phía trên được tu sửa thành đền thờ hoặc đài thờ đặt Linga – Yoni.
Theo đoán định của các nhà khoa học thì kiến trúc số 7 có niên đại vào thế kỷ VII – IX sau công nguyên.
Gạch có màu hồng nhạt, xương màu đen, kích thước lớn, được khai quật trong lòng trụ giới. Chất liệu gồm đất sét pha tạp chất. Bề mặt phẳng và thẳng, các góc được gia công vuông vức. Bề mặt ngoài bị đóng một lớp màu đen, giống như vết cháy. Đây là loại gạch trụ giới nên rất ít thấy tại quần thể di tích. Trên bề mặt có những vệt màu nâu đen loang lổ. Đây có thể là màu của chất kết dính sử dụng trong quá trình xây dựng?
Gạch sử dụng xây dựng các kiến trúc đền ở Cát Tiên được sản xuất tại chỗ. Cuộc khai quật năm 2006 đã phát hiện khu lò gạch cổ tại Cánh Đồng Bảy Mẫu. Các nhà khoa học đã lấy mẫu gạch ở khu Cánh
Đồng Bảy Mẫu và mẫu gạch phát hiện các kiến trúc đền xác định đồng vị phóng xạ C14 cho kết quả trùng khớp về niên đại, thành phần (sét, các tạp chất khác…). Gạch sản xuất nhiều kích thước khác nhau, đã được nung trước khi sử dụng làm vật liệu xây dựng.
Niên đại: Thế kỷ VII – IX AD.