Gùi
Chất liệu: mây, lồ ô, cây gỗ
Màu sắc: Nâu đen
Hiện trạng bảo quản: Nguyên.
Kỹ thuật hoàn thiện: Đan thủ công.
Kích thước: H: 50cm; Đkm: 34cm; Đkđ 11cm.
Thông tin hiện vật
Gùi của dân tộc Mạ xã Đồng Nai Thương, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Gùi là đồ gia dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng nói chung và của người Mạ nói riêng. Gùi gắn liền với quá trình lao động, sản xuất dùng vận chuyển lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, khoai, sắn; trong sinh hoạt đời sống hằng ngày dùng đựng đồ vật, quần áo; trong lễ hội được dùng để trang trí…
Kỹ thuật đan gùi rất phức tạp, được đan theo kiểu đan nan chéo nông đôi từ đáy lên, kỹ thuật đan khá phức tạp, đòi hỏi có tay nghề cao. Nguyên liệu đan gùi gồm: tre lồ ô, mây… được lựa chọn rất kỹ, dài, chắc được vuốt nhẵn bóng và có độ dẻo dai.
Gùi có dáng cao, miệng gùi hình tròn, rộng được đan thu nhỏ dần về đáy, đáy hình tứ giác. Công dụng chủ yếu được dùng để đi rẫy, đi chợ, gùi rau, bắp, đựng thực phẩm trong gia đình. Gùi dùng khuôn tròn để đan, được đan chủ yếu bằng nong mốt chéo, kết hợp đan đứng và bẻ nan ngang tạo sự cân đối, chắc chắn cho chiếc gùi.