Kiến trúc số V
Phế tích kiến trúc gò v nằm ở tọa độ 11031’40,3’’ vĩ bắc và 107023’48,7’’ kinh đông, kiến trúc được phát hiện năm 1985 và khai quật năm 1994 và năm 2020.
Kiến trúc có bình đồ hình vuông 6,0m x 6,0m toàn bộ kiến trúc là một khối gạch đặc, vật liệu tạo nên kiến trúc chủ yếu là gạch. Tường các mặt thẳng đứng, phẳng cao 4,8m. Gạch xây liền khít tạo thành khối gạch vuông vức khổng lồ, kiến trúc được xây giật cấp thu dần lên đỉnh. Đỉnh kiến trúc bằng phẵng, chính giữa là hộp gạch xây đặc khối vuông, giữa là ô trống hình vuông chạy suốt theo khối trị sâu xuồng lòng kiến trúc. Xung quanh khối trụ gạch được lát đá phẵng, tạo nên sân đỉnh kiến trúc.
Bốn mặt kiến trúc xây thẳng đứng, gạch để trơn, phẳng, riêng mặt phía nam nhìn ra sông Đồng Nai, hai góc hai đầu kiến trúc được xây nối với tường gạch kéo dài về phía tây và đông.
Tường gạch, chân móng rộng 0,75m, mặt tường roongj,28m, cao 0,5m với nhiều lớp gạch xây giật cấp thu dần lên. Bên ngoài kiến trúc xung quanh đuoặc lát gạch phẳng.
Hiện vật thu được không nhiều, đặc biệt phát hiện được bộ linga-yoni, linga được tạc mặt thần shiva với gương mặt nhỏ dài, sống mũi cao, miệng hẹp, hai tai dài, đây là loại hình mukha-linga. Ngoài ra còn tìm thấy một số hiện vật bằng đồng như đĩa đồng, đồ gốm. Với những tư liệu thu được các nhà khoa học nhận định đây có thể là loại hình đền – mộ một loại hình khá đặc biệt ở cát tiên.
Qua cấu trúc và hình dáng của kiến trúc này cho thấy đây là loại hình đặc biệt, kiến trức này có thể là loại hình mộ tháp.
Niên đại phế tích kiến trúc gò V được các nhà khoa học đoán định vào khoảng thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VII sau công nguyên.