KỲ ĐÀ

Chất liệu: Da
Màu sắc: Xanh đen
Kỹ thuật chế tác: Thuộc da
Trạng thái bảo quản: Nguyên
Kích thước: Dài: 147cm – Chu vi bụng: 41cm
Ngày sưu tầm: 20/8/2019.

Nội dung

Kỳ đà có tên khoa học Varanus, là loài bò sát lớn, có hình dáng giống với kỳ nhông, tắc kè. Chúng có cổ dài, đuôi và bộ chân khỏe, tứ chi phát triển. Da màu nâu đen, trên bề mặt da có vảy nhỏ, thân có nhiều đốm hoa màu trắng nhạt; đầu hình tam giác hơi nhọn về phía trước. Mắt có con ngươi thẳng đứng. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón xòe rộng, mặt dưới ngón có các nút bám để con vật dễ leo trèo. Kỳ đà có kích thước cỡ lớn, có thể to dài lên đến 2,5m.

Kỳ đà là loại ăn thịt sống như ếch nhái, chuột cá và một số côn trùng khác… Chúng bơi lặn giỏi, có thể lặn lâu tới 20 – 30 phút. Chúng thường bắt đầu hoạt động vào buổi chiều cho tới hoàng hôn, sục sạo ven các bờ sông suối, những môi trường nước cạn và trong các bụi rậm. Sau đó tìm về hang để trú đêm. Chúng bắt mồi bằng cách rình và vồ mồi, đôi khi dùng lưỡi để đánh hơi theo dấu vết con mồi. Nếu con mồi quá to, Kỳ đà thường dùng răng và chi trước để xé mồi. Buổi trưa những ngày nắng nóng, chúng thường ẩn mình trong các hang, bụi cây gần nước hoặc ngâm mình trong nước.

Kỳ đà có tập quán sống ở trong hang, đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15 – 20 trứng. Trứng có màu trắng loang, thuôn dài 2 đầu và dài khoảng 5cm.

Kỳ đà phân bố ở các vùng rừng nhiệt đới Việt Nam trong đó có núi rừng Lâm Đồng.

Hiện này số lượng kỳ đà ngoài thiên nhiên đã suy giảm do nơi cư trú bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác môi trường bị xâm phạm, đặc biệt do săn bắt và buôn bán trái phép. Được xếp vào danh mục, động vật rừng quý hiếm. Cần tuyên truyền đến người dân bảo vệ và triệt để cấm săn bắt và buôn bán trái phép. Cần nuôi trong các khu dự trữ thiên nhiên dể duy trì số lượng và nhân giống.