Linga – Yoni

Chất liệu: Đá
Kích thước: Linga: Cao 115cm; Yony: cạnh vuông: 139cm, dày: 12cm
Màu sắc: Xám xanh
Kỹ thuật chế tác: Thủ công
Nguồn gốc: Khai quật

Thông tin hiện vật

Bộ Linga – Yoni phát hiện tại kiến trúc số V, Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên.

Kiến trúc số V có bình đồ hình vuông 6,0m x 6,0m toàn bộ kiến trúc là một khối gạch đặc, vật liệu tạo nên kiến trúc chủ yếu là gạch. Tường các mặt thẳng đứng, phẳng cao 4,8m. Gạch xây liền khít tạo thành khối gạch vuông vức khổng lồ, kiến trúc được xây giật cấp thu dần lên đỉnh. Đỉnh kiến trúc bằng phẵng, chính giữa là hộp gạch xây đặc khối vuông, giữa là ô trống hình vuông chạy suốt theo khối trị sâu xuồng lòng kiến trúc. Xung quanh khối trụ gạch được lát đá phẵng, tạo nên sân đỉnh kiến trúc.

Tường gạch, chân móng rộng 0,75m, mặt tường roongj,28m, cao 0,5m với nhiều lớp gạch xây giật cấp thu dần lên. Bên ngoài kiến trúc xung quanh đuoặc lát gạch phẳng.

Qua cấu trúc và hình dáng của kiến trúc này cho thấy đây là loại hình đặc biệt, kiến trức này có thể là loại hình mộ tháp. Niên đại kiến trúc số V được các nhà khoa học đoán định vào khoảng thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VII sau công nguyên.

Linga – Yoni được chế tác bằng đá sa thạch.

Linga cao 115cm có dạng hình trụ được chia thành ba phần. Phần đế hình vuông đều nhau cạnh 36cm x 36cm thể hiện biểu tượng của thần Brahma; phần bát giác cao 37cm, tượng trưng cho thần Vishnu; trên cùng là phần trụ tròn cao 42cm tượng trưng cho thần Sihva. Chính giữa phần trụ tròn có khắc tạc mặt thần (Mukhalinga). Mặt ngoài Linga có một số điểm bị bong, tróc.

Yony: có dạng hình vuông, cạnh 139cm x 139cm, dày 12cm. Yony bị vỡ thành 5 mảnh và một mảnh ngay vị trí vòi đã bị mất. Lòng Yony đục trũng sâu xuống 2,5cm. Bốn cạnh là mặt gờ nổi lên rộng 12cm. Chính giữa là lỗ mộng hình tám cạnh đục xuyên qua. Lỗ một đặt Linga hình lục giác đều nhau có cạnh dài 15cm. Ngay lỗ mộng có gờ nổi cao hình tròn rộng 10cm.

Linga – Yoni là hai vật thờ của cư dân theo đạo Bàlamôn, Linga tượng trưng cho nguyên lý dương và Yoni tượng trưng cho nguyên lý âm. Sự giao hòa âm – dương là nguồn gốc của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật trong vũ trụ và cũng là nét đặc trưng trong tập tục thờ cúng của các cư dân nông nghiệp theo Ấn Độ giáo.