Ly chân cao
Chất liệu: Đồng
Kích thước: Chiều cao:7,3cm; Đường kính miệng: 8,3cm.
Màu sắc: Xanh lục
Kỹ thuật chế tác: Thủ công
Nguồn gốc: Khai quật
Thông tin hiện vật
Hiện vật được khai quật tại kiến trúc Đức Phổ, Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên.
Kiến trúc Đức Phổ nằm ở tọa độ 11033’36’’ vĩ bắc và 107021’27’’ kinh đông (tại xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) cách trung tâm Di tích khảo cổ Cát Tiên khoảng 15km, cách bờ sông Đồng Nai khoảng 100 – 150m, được khai quật năm 2003.
Kiến trúc Đức Phổ là một ngôi đền thờ xây bằng gạch và đá với bình đồ hình chữ nhật có diện tích 16,74m x 12,06m, bao gồm sân trước, sân sau và hành lang hai bên. Đây là cấu trúc đền không giống với các kiến trúc đã khai quật tại khu vực xã Quảng Ngãi. Kiến trúc trung tâm có diện tích 3,2m x 3,2m với tường xây khá dày 0,8m – 1,0m. Bậc cửa được làm bằng đá. Tường xung quanh được xây bằng gạch khép kín, tường được xây thẳng, có cửa chính mở hướng đông.
Kiến trúc có phần hành lang khá rộng với sân trước và sân sau được lát gạch phẳng kích thước 10,0m x 7,2m, phần hành lang hai bên hông có diện tích khá đều nhau 2,8m x 6,0m.
Niên đại của kiến trúc Đức Phổ được các nhà khoa học đoán định khoảng thế kỷ VIII – X sau công nguyên.
Ly chân cao có chất liệu đồng, đã bị vỡ nhiều mảnh, ôxi hóa. Ly được chế tác khá mỏng, kết cấu gồm hai phần: Thân trên được tạo như hình chén, trên mép ly được tạo gờ chạy quanh, mép vê tròn. Không trang trí hoa văn. Thân dưới cũng tạo như hình chén nhưng lại úp ngược (chân đế). Giữa hai phần thân trên và thân dưới được tạo eo nhỏ có thể là phần tay cầm.Toàn thân hiện vật được tạo dáng với các gờ nổi. Hiện vật có thể là đồ dùng trong nghi thức cúng?