Mảnh vàng
Chất liệu: Vàng
Kích thước: Dài:4,0cm, Rộng: 1,50cm
Màu sắc: Vàng
Hình dạng: Hình bầu dục
Kỹ thuật chế tác: Khắc miết
Nguồn gốc: Khai quật
Thông tin hiện vật
Hiện vật được khai quật tại phế tích kiến trúc 1A, Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên năm 1996.
Phế tích kiến trúc này có bình đồ hình vuông 12m x 12m, cửa chính quay về hướng đông. Phế tích kiến trúc 1A có quy mô lớn, ở vị trí cao nhất trong toàn bộ quần thể di tích khảo cổ cát tiên, được xem là một ngôi đền chính của khu di tích.
Xung quanh đền tháp là sân rộng được lát gạch, mặt tường tháp phía trong, gạch được xếp đều và khít với nhau. Phía bên ngoài được xây theo lối giật cấp nhỏ dần lên cao, tạo cho ngôi tháp một thế đứng vững chãi. Tiền sảnh xếp đá và gạch, bậc tam cấp được lát phẳng bằng những tấm đá ghép dẫn lên cửa tháp.
Căn cứ trên những đặc điểm kiến trúc và hiện vật thu được các nhà khoa học đã đoán định niên đại của phế tích kiến trúc 1A vào khoảng thế kỷ VII – VIII sau công nguyên.
Hiện vật được dát mỏng và khắc các ký tự Sanskrit.
Chữ Sanskrit hay còn gọi là tiếng Phạn, là ngôn ngữ cổ của tôn giáo Ấn Độ. Mảnh vàng có hình chữ nhật, các góc được cắt bo tròn, còn nguyên vẹn. Khắc chìm hai dòng chữ, mỗi dòng có 6 ký tự.
Đây là hiện vật thờ cúng, vị trí khai quật trong lòng trụ giới của kiến trúc 1A.