Mảnh vàng
Chất liệu: Vàng
Màu sắc: Vàng
Hình dạng: Tròn
Kỹ thuật chế tác: Dập
Nguồn gốc: Khai quật
Thông tin hiện vật
Mảnh vàng được khai quật tại kiến trúc số 4, Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên năm 2020.
Kiến trúc số 4 nằm ở tọa độ 11031’42’’ vĩ bắc 1070 23’501’’ kinh đông. Kiến trúc có bình đồ hình chữ nhật, cửa chính quay về hướng đông.
Kiến trúc số 4 được tổ chức khai quật năm 2020. Khuôn viên được bao bọc bởi bờ tường cao, bên trong cũng có bờ tường bao lấy trung tâm kiến trúc chính, bờ tường liên kết với nhau tạo bởi một đường dẫn lát gạch, với cổng chính mở hướng đông và hai kiến trúc phụ nằm đối xứng nhau qua đường dẫn. Kiến trúc số IV có những nét riêng biệt so với cấu trúc chung của các kiến trúc khác đã khai quật tại Di tích Khảo cổ Cát Tiên. Đây là kiến trúc đơn lẻ khá lớn, nằm trong không gian riêng biệt và nằm giữa các kiến trúc đã khai quật. Kiến trúc trung tâm có tiền sảnh khá rộng nhưng không có hệ thống nhà dài, đặc biệt đường dẫn lên kiến trúc khá dài, được dẫn từ chân kiến trúc lên tháp chính tạo thành ba bậc khác nhau. Hai bên hành lang và sân sau khá hẹp so với tổng thể của kiến trúc.
Có thể thấy rằng đây là loại hình kiến trúc tháp thờ có quy mô khá lớn, được xây dựng ở vị trí đẹp, có vật thờ bằng đá quý hiếm đã nói lên vai trò quan trọng của tháp trong tổng thể di tích. Qua những yếu tố trên các nhà khoa học đoán định niên đại kiến trúc số 4 vào khoảng thế kỷ VII-VIII sau công nguyên.
Mảnh vàng được dát mỏng, cắt tròn hình nón, với phần giữa lồi hình cầu, rìa cạnh xung quanh cắt phẳng. Mảnh vàng bị bóp méo, biến dạng nhiều.
Hiện vật được các tín đồ Bà la môn giáo thờ cúng trong các đền tháp để phục vụ các nghi thức tôn giáo của cư dân xưa tại Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên.