Xà gạt

Chất liệu: Lưỡi thép, cán tre.
Màu sắc: Đen
Hiện trạng bảo quản: Nguyên.
Kỹ thuật hoàn thiện: Rèn thủ công
Kích thước: Dài 91; lưỡi 17

Thông tin hiện vật

Xà gạt là công cụ lao động của đàn ông dân tộc Mạ.

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, xà gạt là một công cụ lao động được nhiều dân tộc sử dụng. Xà gạt dùng trong lao động thường ngày, cán chủ yếu được làm từ gốc cây tre già, phần đầu gốc tre là nơi dùng để tra lưỡi. Lưỡi xà gạt thường có hình chữ nhật và được rèn bằng sắt, mũi bằng. Xà gạt nghi lễ thường đòi hỏi kỹ thuật rèn tinh xảo với dáng hình độc đáo. Cán được làm bằng thân cây mây uốn cong hình chữ S, lưỡi xà gạt nhọn cong như hình trăng khuyết.

Ngoài việc dùng xà gạt làm công cụ để phát nương, chặt cây rừng, xà gạt còn được sử dụng như một dụng cụ để làm thuyền độc mộc, nhà, thậm chí, xà gạt còn được sử dụng làm vũ khí để bảo vệ bon làng, chiến đấu chống kẻ thù.